Cách kê khai bổ sung thuế gtgt

Cách kê khai bổ sung thuế GTGT

Xáy ra các trường hợp sau

a) Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định, người nộp thuế phát hiện hồ sơ khai thuế đã nộp cho cơ quan thuế có sai sót, nhầm lẫn gây ảnh hưởng đến số thuế phải nộp thì được khai bổ sung hồ sơ khai thuế. Hồ sơ khai thuế bổ sung được nộp cho cơ quan thuế vào bất cứ ngày làm việc nào, không phụ thuộc vào thời hạn nộp hồ sơ khai thuế của lần tiếp theo, nhưng phải trước khi cơ quan thuế, cơ quan có thẩm quyền công bố quyết định kiểm tra thuế, thanh tra thuế tại trụ sở người nộp thuế.

hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT
b) Mẫu hồ sơ khai bổ sung:

– Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS ban hành kèm theo Thông tư này;
– Tờ khai thuế của kỳ kê khai bổ sung điều chỉnh đã được bổ sung, điều chỉnh (tờ khai này là căn cứ để lập Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS);
– Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh tương ứng với các tài liệu trong hồ sơ thuế của từng phần cụ thể tại Thông tư này.

c) Trường hợp người nộp thuế khai bổ sung hồ sơ khai thuế làm tăng số tiền thuế phải nộp hoặc giảm số tiền thuế đã được hoàn, căn cứ vào hồ sơ khai bổ sung, điều chỉnh người nộp thuế nộp số tiền thuế tăng thêm hoặc nộp lại số tiền thuế đã được hoàn, đồng thời tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp hoặc số tiền thuế đã được hoàn, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế, Điều 12 Nghị định số 98/2007/NĐ-CP.

Trường hợp người nộp thuế không tự xác định hoặc xác định không đúng số tiền phạt chậm nộp thì cơ quan thuế xác định số tiền phạt chậm nộp và thông báo cho người nộp thuế biết để thực hiện.

Ví dụ 1: Hướng dẫn kê khai thuế bổ sung thuế GTGT
Công ty A vào tháng 8/2011 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 1/2011 làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng, thì Công ty A nộp số tiền thuế tăng thêm 100 triệu đồng, đồng thời tự xác định số tiền phạt chậm nộp theo quy định để nộp vào ngân sách nhà nước.
Hồ sơ Công ty A nộp cho cơ quan thuế: 
– Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS làm tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng của kỳ kê khai thuế GTGT tháng 1/2011;
– Tờ khai thuế GTGT tháng 1/2011 đã điều chỉnh làm tăng thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng;
– Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong tờ khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).
Ví dụ 2:
Công ty B vào tháng 8/2011 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai quyết toán thuế TNDN năm 2010 làm tăng số thuế TNDN phải nộp 100 triệu đồng, trường hợp này Công ty B nộp số tiền thuế tăng thêm 100 triệu đồng, đồng thời tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định để nộp ngân sách nhà nước.
Hồ sơ Công ty B nộp cho cơ quan thuế: 
– Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS làm tăng số thuế TNDN phải nộp 100 triệu đồng của kỳ kê khai quyết toán thuế TNDN năm 2010;
– Tờ khai quyết toán thuế TNDN năm 2010 đã điều chỉnh tăng số thuế TNDN phải nộp của năm 2010 là 100 triệu đồng;
– Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).

d) Trường hợp người nộp thuế nộp hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh làm giảm số tiền thuế phải nộp của kỳ kê khai bổ sung, điều chỉnh, thì số thuế điều chỉnh giảm được bù trừ vào số thuế phải nộp của lần tiếp theo hoặc làm thủ tục hoàn thuế.

Ví dụ 1:
Công ty C vào tháng 8/2011 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 1/2011 làm giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng thì Công ty C điều chỉnh giảm số thuế GTGT phải nộp của tháng 1/2011 vào tờ khai thuế GTGT của tháng 8/2011, số thuế điều chỉnh giảm 100 triệu đồng được kê khai vào chỉ tiêu – Điều chỉnh giảm thuế GTGT của các kỳ trước trên tờ khai thuế GTGT của tháng 08/2011 (tháng lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh) hoặc lập hồ sơ hoàn số thuế GTGT đã nộp thừa.
Hồ sơ Công ty C nộp cho cơ quan thuế:
– Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS làm giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng của kỳ kê khai thuế GTGT tháng 1/2011;
– Tờ khai thuế GTGT tháng 1/2011 đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng;
– Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).
Ví dụ 2:
Công ty D vào tháng 8/2011 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế TTĐB tháng 1/2011 làm giảm số thuế TTĐB phải nộp 100 triệu đồng, thì người nộp thuế xác định là số tiền thuế nộp thừa của tháng 1/2011, được bù trừ vào số thuế TTĐB phải nộp của các kỳ tính thuế tiếp theo hoặc làm thủ tục hoàn thuế.
Hồ sơ Công ty D nộp cho cơ quan thuế:
– Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS làm giảm số thuế TTĐB phải nộp 100 triệu đồng của kỳ kê khai thuế TTĐB tháng 1/2011;
– Tờ khai thuế TTĐB tháng 1/2011 đã điều chỉnh giảm số thuế TTĐB phải nộp 100 triệu đồng;
– Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).

e) Việc kê khai bổ sung điều chỉnh thuế GTGT trong một số trường hợp cụ thể được thực hiện như sau:
Trường hợp 1: Người nộp thuế lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh chỉ làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ (không phát sinh số thuế GTGT phải nộp) thì người nộp thuế không phải nộp bổ sung số thuế sau khi kê khai bổ sung, điều chỉnh; không tính phạt nộp chậm tiền thuế GTGT. Số thuế GTGT không được khấu trừ của kỳ kê khai bổ sung, điều chỉnh, người nộp thuế kê khai vào chỉ tiêu – Điều chỉnh tăng thuế GTGT của các kỳ trước trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh.

Ví dụ 1: 
Công ty E vào tháng 8/2011 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 1/2011 làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ từ 200 triệu đồng xuống còn 100 triệu đồng (giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ 100 triệu đồng) thì người nộp thuế không phải nộp số thuế GTGT 100 triệu đồng và không phải tính phạt chậm nộp, mà điều chỉnh giảm số thuế GTGT không được khấu trừ của tháng 1/2011 vào tờ khai thuế GTGT của tháng 8/2011, tháng lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh (kê khai điều chỉnh vào chỉ tiêu – Điều chỉnh tăng thuế GTGT của các kỳ trước).
Hồ sơ Công ty E nộp cho cơ quan thuế: 
– Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ 100 triệu đồng của kỳ kê khai thuế GTGT tháng 1/2011;
– Tờ khai thuế GTGT tháng 1/2011 đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ 100 triệu đồng;
– Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).

Trường hợp 2: Người nộp thuế lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh chỉ làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ, số thuế GTGT còn được khấu trừ đã được người nộp thuế dừng khấu trừ, đã lập hồ sơ xin hoàn thuế GTGT và cơ quan thuế đã có quyết định hoàn thuế GTGT, thì người nộp thuế căn cứ vào hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh để nộp số tiền thuế đã được hoàn đồng thời tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp (thời hạn tính phạt chậm nộp được tính từ ngày cơ quan thuế có quyết định hoàn thuế đến ngày doanh nghiệp nộp lại số tiền thuế đã hoàn) theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế.

Ví dụ 2:
Công ty F trên tờ khai tháng 3/2011 có đề nghị dừng khấu trừ số thuế GTGT lũy kế âm 3 tháng liên tục (từ tháng 1/2011 đến tháng 3/2011) là 500 triệu để lập hồ sơ hoàn thuế GTGT và được cơ quan thuế có quyết định hoàn thuế GTGT là 500 triệu. Tháng 8/2011 Công ty F lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 1/2011 làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau là 200 triệu thì Công ty F phải nộp lại số tiền thuế đã hoàn 200 triệu đồng và tính phạt nộp chậm tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật Quản lý thuế.

Hồ sơ Công ty F nộp cho cơ quan thuế: 
– Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau là 200 triệu của kỳ kê khai thuế GTGT điều chỉnh tháng 1/2011;
– Tờ khai thuế GTGT tháng 1/2011 đã điều chỉnh giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ chuyển sang kỳ sau là 200 triệu đồng;
– Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).

Trường hợp 3: Người nộp thuế lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ, đồng thời làm tăng số thuế GTGT phải nộp thì đối với số thuế điều chỉnh tăng, người nộp thuế nộp số tiền thuế tăng thêm đồng thời tự xác định số tiền phạt chậm nộp căn cứ vào số tiền thuế chậm nộp, số ngày chậm nộp và mức xử phạt theo quy định; đối với số thuế GTGT được khấu trừ bị điều chỉnh giảm người nộp thuế không phải nộp bổ sung số thuế sau khi kê khai bổ sung, điều chỉnh, không tính phạt nộp chậm tiền thuế GTGT. Số thuế GTGT không được khấu trừ, người nộp thuế điều chỉnh vào chỉ tiêu – Điều chỉnh tăng thuế GTGT của các kỳ trước trên tờ khai thuế GTGT của kỳ lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh.

Ví dụ 3:
Công ty G vào tháng 8/2011 lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh của hồ sơ khai thuế GTGT tháng 1/2011 làm giảm số thuế GTGT còn được khấu trừ 200 triệu đồng chuyển kỳ sau, đồng thời làm phát sinh số thuế GTGT phải nộp tăng 100 triệu đồng (tờ khai thuế GTGT tháng 1/2011 có số thuế GTGT chưa được khấu trừ chuyển sang kỳ sau 200 triệu, nay điều chỉnh giảm số thuế GTGT không được khấu trừ là 300 triệu, dẫn tới tờ khai thuế GTGT tháng 1/2011 phát sinh số thuế GTGT phải nộp là 100 triệu) thì đối với số thuế GTGT phải nộp tăng thêm 100 triệu, người nộp thuế phải nộp thuế, tính phạt nộp chậm; đối với số thuế GTGT 200 triệu đồng không được khấu trừ được điều chỉnh vào tờ khai thuế GTGT của tháng 8/2011 – tháng lập hồ sơ kê khai bổ sung điều chỉnh (kê khai điều chỉnh vào chỉ tiêu – Điều chỉnh tăng thuế GTGT của các kỳ trước).

Hồ sơ Công ty G nộp cho cơ quan thuế: 
– Đối với việc điều chỉnh làm tăng số thuế GTGT phải nộp của tháng 1/2011 là 100 triệu đồng: Tại thời điểm phát hiện ra sai lệch, Công ty G thực hiện kê khai bổ sung, điều chỉnh để nộp thuế 100 triệu đồng và tính phạt nộp chậm. Hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh nộp cho cơ quan thuế gồm:

+ Bản giải trình bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS của kỳ kê khai thuế GTGT điều chỉnh tháng 1/2011;
+ Tờ khai thuế GTGT tháng 1/2011 đã điều chỉnh tăng số thuế GTGT phải nộp 100 triệu đồng;
+ Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai bổ sung, điều chỉnh (nếu có).

– Đối với việc điều chỉnh làm giảm số thuế GTGT khấu trừ của tháng 1/2011 là 200 triệu đồng: Công ty G thực hiện điều chỉnh vào tờ khai thuế GTGT của tháng 8/2011. Hồ sơ kê khai thuế GTGT tháng 8/2011, Công ty G nộp cho cơ quan thuế có kèm theo bản sao: Bản giải trình bổ sung, điều chỉnh mẫu 01/KHBS của kỳ kê khai thuế GTGT điều chỉnh tháng 1/2011 và Tờ khai thuế GTGT tháng 1/2011 đã điều chỉnh đã nộp trước đây.

Trường hợp 4: Người nộp thuế sau khi nộp hồ sơ thuế GTGT cho cơ quan thuế, phát hiện sai sót cần kê khai bổ sung điều chỉnh nhưng không làm tăng, giảm số thuế GTGT phải nộp (sai sót về doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào v.v…), thì người nộp thuế có văn bản giải trình kèm theo tờ khai thuế GTGT mới thay thế, không lập hồ sơ kê khai bổ sung, điều chỉnh mẫu số 01/KHBS.
Cơ quan thuế căn cứ văn bản giải trình, điều chỉnh lại số liệu tờ khai người nộp thuế kê khai bổ sung, điều chỉnh theo số liệu tờ khai mới.

Học kinh nghiệm làm kế toán thuế xem thêm tại : Lớp học kế toán thuế

Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT

Bài: Hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT.

Thực hành khai bổ sung hồ sơ khai thuế GTGT

Cách hướng dẫn kê khai bổ sung thuế GTGT cần theo những quy tắc sau:

Tại điểm 5 điều 9 chương 2 thông tư 29/2011 có hiệu lực từ ngày 1/7/2011 quy định như sau:
I. Khi chưa hết hạn nộp hồ sơ khai thuế ( chưa đến ngày 20) nếu người nộp thuế phát hiện hồ sơ đã  gửi có sai sót thì lập lại tờ khai mới và gửi cơ quan thuế đánh dấu trạng thái trên tờ khai là lần đầu.
II. Sau khi hết hạn nộp hồ sơ khai thuế theo quy định
Trường hợp 1: người nộp thuế sau khi nộp hồ sơ thuế GTGT cho cơ quan thuế, phát hiện sai sót cần kê khai bổ sung, điều chỉnh, nhưng không làm tăng giảm số thuế GTGT phải nộp ( sai sót về doanh thu hàng hóa, dịch vụ bán ra, mua vào, mã số thuế hoặc tên công ty…) thì người nộp thuế có văn bản giải trình kèm theo tờ khai thuế GTGT mới thay thế, ko lập hồ sơ kê khai bổ sung điều chỉnh mẫu 01/KHBS.
Cơ quan thuế căn cứ văn bản giải trình, điều chỉnh lại số liệu tờ khai, người nộp thuế kê khai bổ sung, điều chỉnh theo số liệu tờ khai mới.
Trường hợp 2:
Thay đổi làm tăng giảm số thuế phải nộp, số thuế đc khấu trừ
1. Trường hợp kỳ cần điều chỉnh (kỳ gốc ) có số phát sinh phải nộp chỉ tiêu 40.
Nếu sau khi điều chỉnh tăng số thuế phải nộp, hồ sơ gồm:
Khai mẫu 01/KHBS, tính phạt chậm nộp trên số thuế tăng thêm kể từ ngày hết hạn nộp thuế của kỳ gốc
Nộp thuế tiền thuế tăng thêm và tiền phạt chậm nộp
Ví dụ:  kỳ kê khai thuế GTGT tháng 1 năm 2011, công ty hỗ trợ doanh nghiệp HN có chỉ tiêu 40 : 200.000.000 đ
Ngày 1/8/2011: công ty phát hiện đã khai thiếu hóa đơn đầu ra số tiền thuế tăng thêm là 30.000.000 đ ( hóa đơn đầu ra) thuế suất 10%. Biết rằng, doanh nghiệp vừa áp dụng HTKK thuế phiên bản mới tháng 7 nên ko chứa tờ khai của các tháng trước.
cách làm:
Bước 1: Kiểm tra xem trong phần mền HTKK đã tồn tại tháng cần điều chỉnh chưa; trường hợp nếu chưa tồn tại tờ khai đó thì kế toán phải tự gõ tay vào và phải chọn kỳ tính thuế kê khai sai ( ở ví dụ trên là tháng 1) và chọn ở trạng thái khai lần đầu
Bước 2: chọn tháng kê khai sai và chọn trang thái khai bổ sung
Sau khi điều chỉnh lại số đúng trên tờ khai thì bấm vào nút “ tổng hợp KHBS”
Cách tính số ngày chậm nộp: tính từ ngày 21/2 đến ngày 1/8/2011: 161 ngày
Cách tính số tiền phạt chậm nộp: = số tiền thuế nộp chậm * 0,05% * số ngày chậm
—>>> 30.000.000 x0,05% x 161
giải thích
Sau đó in làm 3 bộ, ký, đóng dấu
Chú ý: Trường hợp này ko thực hiện điều chỉnh vào chỉ tiêu 37, 38 của tờ khai tháng hiện tại
Nếu sau khi điều chỉnh giảm số thuế phải nộp, hồ sơ gồm:
Khai 01/KHBS, theo dõi và được trừ vào số phát sinh phải nộp của tháng hiện tại
2. Trường hợp kỳ kê khai gốc có số thuế còn đc khấu trừ ( chỉ tiêu 43)
Nếu sau khi điều chỉnh làm tăng số thuế được khấu trừ chỉ tiêu 43
Hồ sơ gồm: khai 01/KHBS, số thuế chênh lệch điều chỉnh vào chỉ tiêu 38 của tờ khai thác hiện tại
Ví dụ:  kỳ kê khai thuế GTGT tháng 2 năm 2011, công ty hỗ trợ doanh nghiệp HN có số thuế còn đc khấu trừ chuyển kỳ sau ( chỉ tiêu 43) 150.000.000 đồng
Ngày 31/8/2011 công ty đã phát hiện khai trùng 1 hóa đơn đầu ra số tiền thuế là 40.000.000. VAT 10%.
Nếu sau khi điều chỉnh, giảm số thuế còn được khấu trừ, người nộp thuế chưa dừng khấu trừ, chưa có quyết định hoàn thuế.
Nếu sau khi điều chỉnh phát sinh âm chỉ tiêu 43, hồ sơ gồm:
Khai 01/KHBS số thuế chênh lệch điều chỉnh giảm vào chỉ tiêu 37 của tờ khai tháng hiện tại ( là tháng phát hiện) ko phải là tháng gốc sai mô.
Ví dụ: kỳ khai thuế GTGT tháng 3 năm 2011, công ty hỗ trợ có số thuế còn đc khấu trừ chuyển kỳ sau 250.000.000 đ ( chỉ tiêu 43)
Ngày 3/9/2011 công ty phát hiện đã khai trùng 1 hóa đơn đầu vào, số tiền thuế là 60.000.000 đ ( VAT là 10%), yêu cầu điều chỉnh trường hợp trên.
Nếu sau khi điều chỉnh phát sinh dương dư trên chỉ tiêu 40
Hồ sơ gồm: khai 01/KHBS; số thuế chênh lệch dương thì phải tính phạt chậm nộp; nộp số thuế phát sinh dương và tiền phạt chậm nộp
Ví dụ:  kỳ kê khai thuế tháng 4 năm 2011. Công ty có số thuế còn đc khấu trừ chuyển kỳ sau, chỉ tiêu 43: 50 triệu
Ngày 3/9/11 Công ty phát hiện đã khai trùng một hóa đơn đầu vào số tiền thuế là 140.000.000 đ VAT10%. Yêu cầu điều chỉnh trường hợp trên.
Cách làm: công ty khai KHBS chỉ tiêu 40 là 90.000.000. thì tính ngày phạt nộp từ 21/5 đến 3/9 số tiền chậm nộp = 90 tr x 0,05% x 105 ngày.
Điều chỉnh số tiền 50.000.000 vào chỉ tiêu 37 của chỉ tiêu tháng 9/2011, ko tính phạt chậm nộp
Nếu điều chỉnh, giảm số thuế còn đc khấu trừ, người nộp thuế đã dừng khấu trừ, đã có quyết định hoàn thuế
Nếu sau khi điều chỉnh phát sinh âm chỉ tiêu 43: hồ sơ gồm:
Khai 01/KHBS số thuế chênh lệch đã đc hoàn phải nộp lại; tính phạt chậm nộp từ ngày cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế.
Ví dụ:  Kỳ kê khai thuế tháng 2/2011 công ty có số thuế đc khấu trừ chuyển kỳ sau, chỉ tiêu 43 : 160.000.000 đồng.
Ngày 3/6/2011, cơ quan thuế đã có quyết định hoàn thuế trong đó đã hoàn hết số tiền này.
Ngày 3/9/2011 công ty phát hiện khai trùng một hóa đơn đầu vào số tiền thuế là 60.000.000 VAT 10%.
Cách làm:  công ty điều chỉnh 01/KHBS t2 chỉ tiêu 43 là 100.000.000 đồng.
Do đã có quyết định hoàn thuế nên công ty phải nộp lại số tiền thuế đã hoàn thừa 60 triệu, đồng thời tính phạt chậm nộp từ ngày 4/6 đến ngày 3/9
Nếu sau khi điều chỉnh phát sinh dương chỉ tiêu 40:
Hồ sơ bao gồm: Khai 01/KHBS số tiền thuế chênh lệch đã đc hoàn phải nộp lại; tính phạt chậm nộp từ ngày cơ quan thuế ra quyết định hoàn thuế
Số thuế chênh lệch dương thì phải tính phạt chậm nộp từ ngày hết hạn nộp thuế: nộp số thuế phát sinh dương, và số tiền phạt chậm nộp.
Ví dụ trường hợp kê khai bổ sung thuế GTGT:  kỳ kê khai thuế tháng 4/2011, công ty có số thuế còn được khấu trừ chuyển kỳ sau, chỉ tiêu 43 : 70.000.000 đ, ngày 3/7 cơ quan thuế đã ra quyết định hoàn thuế cho số tiền này.
Ngày 3/9/11 cty phát hiện đã khai sót 1 hóa đơn đầu ra, số tiền thuế là 110.000.000
Cách làm: sau khi điều chỉnh có số phát sinh số thuế phải nộp chỉ tiêu 40 là 40.000.000 đồng
công ty nộp lại số tiền đã hoàn, tính phạt chậm nộp từ ngày có quyết định hoàn, từ ngày 4/7 đến 3/9 = 70.000.000 x 0,05% x số ngày chậm nộp
nộp số tiền thuế chậm nộp tăng thêm 40 triệu, đồng thời tính ngày phạt chậm nộp từ ngày 21/5 đến ngày 3/9: 40 triệu x 0,05% x số ngày chậm nộp.
Bạn cần tìm lớp học kế toán thuế dạy làm báo cáo thuế, kê khai thuế trên HTKK mới nhất thực hành trên chứng từ thực tế liên hệ với Ms Nhung : 0988 043 053